Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

Vay tiền qua app cùng với các hệ lụy

Nhiều hoạt động trong lĩnh vực tài chính hiện đã được các tổ chức doanh nghiệp số hóa nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng. Tuy nhiên cũng xuất hiện rất nhiều ứng dụng hay gọi là app cài đặt trên các thiết bị di động núp bóng các mô hình tài chính để lừa đảo.

 Thông tin trong nước và quốc tế

# Theo Tổng cục Thống kê, do kinh tế khó khăn, tăng trưởng GDP quý I chỉ tăng khoảng 3,32% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong quý I, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,18%).

# Ngoài những hỗ trợ về kinh tế vĩ mô, các địa phương cũng đang đưa ra nhiều phương án để giúp DN và người lao động. Chi tiết, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh KT-XH. 

# UBND TPHCM cho biết, sẽ dành 165.000 tỷ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp trên địa bàn trong những tháng tới. 

# Dù bức tranh kinh tế chưa thực sự khởi sắc, nhưng ngành ngân hàng của nước ta cũng đang có những bước phát triển rất rõ nét. 

Chi tiết, Moody's, 1 trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới vừa cập nhật mức xếp hạng đối với các NH Việt Nam. Theo đó, chúng ta đã có 8 nhà băng được Moody’s nâng hạng.

# Gần đây, 1 số ngân hàng Việt Nam vừa cảnh báo người dùng nên gỡ cài đặt ứng dụng có tên Fast Cleaner, do có chứa phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp thông tin và tài sản của người dùng. 

# Trong khi đó, thị trường tiêu dùng đang đối mặt với sức mua sụt giảm. Cụ thể, theo các sàn TMĐT, những chương trình kích cầu sức mua sắm diễn ra những tháng đầu năm đã không đem đến doanh thu tăng trưởng như kỳ vọng.

# Ngoài ra, các DN điện tử cũng đưa ra dự báo doanh thu điện thoại di động năm nay giảm 7%, doanh thu laptop giảm hơn 12% so với năm ngoái. 


Ảnh minh họa


# Tính đến cuối tháng 3, lượng tiền gửi tại các ngân hàng nhỏ ở Mỹ đã giảm kỷ lục sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB). 

# Nhìn chung, tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ đã giảm sau khi tăng mạnh nhờ đợt viện trợ do đại dịch vào năm 2020 và đầu năm 2021. 

# Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhiều khả năng chưa xem xét lại mức áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga trong tuần này. 

# Tổ chức OPEC vừa kêu gọi các nhà XK dầu mỏ trên toàn cầu chung tay nhằm giảm bớt biến động trên thị trường và tránh tác động bất lợi cho các nước tiêu thụ. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Đóng cửa hôm nay, chỉ số VNIndex đạt 1.056,33 điểm, tăng hơn 2 điểm (+ 0,19%).

# Chứng khoán, Thép - Tôn mạ, Ngân hàng, Thực phẩm đồ uống, Xây dựng và Vật liệu…là những nhóm đang diễn biến tích cực hơn mặt bằng chung. 1 số điểm sáng đáng chú ý được ghi nhận ở VCI, HSG, CTD, KSB…

#  Theo SSI Reseach, thị trường quay trở lại trạng thái thận trọng, thể hiện qua thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE giảm 25% theo phiên, đạt 7,3 nghìn tỷ đồng. NĐTNN hôm nay quay lại bán ròng với giá trị 213 tỷ đồng.

Vay tiền qua app và những hệ lụy

Nhiều hoạt động trong lĩnh vực tài chính hiện đã được các tổ chức doanh nghiệp số hóa nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều ứng dụng hay gọi là app cài đặt trên các thiết bị di động núp bóng các mô hình tài chính để lừa đảo.

Hiểu thế nào về hoạt động này? Phương thức thủ đoạn của các app núp bóng “tín dụng đen” là gì? Pháp luật đã có quy định về hình thức vay này nay chưa?


Ảnh minh họa

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới; trong những số đó, có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). P2P Lending (Peer-to-peer Lending - cho vay ngang hàng) là mô hình cho vay ứng dụng nền tảng công nghệ số mà người đi vay và người cho vay sẽ được liên kết trực tiếp với nhau để tiến hành giao dịch cho vay tiền, mà không cần phải thông qua tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự bùng nổ của các doanh nghiệp tự xưng hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending trong khi Pháp luật chưa có quy định, chế tài rõ ràng dẫn đến những rủi ro đáng kể.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, với hình thức vay nhanh gọn và dễ dàng, rất nhiều người đã sập bẫy “tín dụng đen online”  lâm vào cảnh nợ nần, tán gia bại sản: "Bản thân việc cho vay không được phép kinh doanh chuyên nghiệp còn nếu như không có giấy phép. Vay với lãi suất cao là dấu hiệu rất rõ để biết là tín dụng đen. Thế và dấu hiệu thứ 3 để khẳng định tín dụng đen là đòi nợ bất hợp pháp. Người ta vi phạm bằng cách khủng bố con nợ bằng cách gọi điện nhắn tin đe doạ vi phạm Pháp luật hình sự…"

Và những người chót rơi vào bẫy của tín dụng đen online cũng đã nếm trải phần nào quả đắng:

"Các app đa phần yêu cầu truy cập danh bạ điện thoại, lịch sử điện thoại khi mà mình còn chưa biết lãi suất hợp đồng ra sao. Khi mình đăng ký thì mới biết là các thông tin đó đã được sao lưu hết ra app".

"Nó ghép ảnh và tung lên mạng xã hội để bôi nhọ, thêm nữa nó còn ghép ảnh khoả thân tung lên trang web đen, ngay cả người thân cũng bị".

Với lời mời chào lãi suất 15 – 20%/năm, vay thế chấp bằng danh bạ điện thoại tưởng chừng đơn giản nhiều khách hàng đã sập bẫy, ngã ngửa khi phải phải trả rất nhiều khoản thuế, phí khác nhau.

Theo Trung tá Lý Hoài Nam – Đội trưởng Đội đặc nhiệm hình sự, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nội, một thủ đoạn chúng dùng để chiếm đoạt tiền của khách hàng tiềm năng: "Nếu thấy mình là khách hàng chấp hành tốt thì nó sẽ tiếp tục giải ngân gói vay tiếp theo – dù không có nhu cầu vay. Nó sẽ chuyển tiền vào tài khoản con nợ vào buổi chiều, để sang ngày hôm sau nếu con nợ có liên hệ thông báo không vay nữa, thì vẫn phải trả đủ thuế, phí, lãi suất vay trong ít nhất là 1 ngày".

Không chỉ dừng lại ở việc đối diện với lãi suất cao ngất ngưởng, những phương thức thủ đoạn đòi nợ bằng cách hàng trăm cuộc mỗi ngày để nhục mạ, đòi tiền... cũng gây bức xúc trong dư luận. Trung tá Lý Hoài Nam cho biết thêm: "Khi người dân không trả tiền được thì các đối tượng sẽ sử dụng điện thoại gọi liên tục cho người thân, đồng nghiệp để ép người vay giả tiền; hoặc bêu xấu hình ảnh lên facebook, zalo để buộc người vay phải giả tiền".

Sau khi lâm vào nợ nần, bị đảo lộn cuộc sống bởi phương thức đòi nợ “khủng bố tinh thần”, những người chót dây vào app cho vay còn có nguy cơ bị lừa đảo thông tin cá nhân,… Vậy làm cách nào để phân biệt các công ty tài chính hợp pháp và những đội nhóm tín dụng đen trá hình?

Chia sẻ của ông Trần Việt Vĩnh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Fiin Group: "Với tín dụng đen đội lốt là các cá nhân tự tung tiền cho vay, vi phạm điều kiện kinh doanh tổ chức tín dụng, họ quy định lãi phí cao ngất trời. Còn mô hình P2P lending thì những đơn vị đó chỉ là đơn vị trung gian kết nối giữa người có tiền cho người vay tiền, và đơn vị trung gian được hưởng lãi suất dựa trên quyết định của luật dân sự, tối đa 20%/năm".

Đó là cách nhận biết sơ qua, nhưng để làm thanh lọc thị trường và giúp người dân doanh nghiệp tiếp cận đúng đắn với loại hình cho vay ngang hàng thì cần những cơ chế nào? Pháp luật hiện hành đã có quy định nào kiểm soát hoạt động công nghệ tài chíh (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng hay chưa? Bài viết tiếp theo sẽ giải đáp những băn khoăn này.

Nguồn >>> http://hangmoi.net/vay-tien-thong-qua-app-cung-voi-nhung-he-luy-19484.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét